Cycle nước là gì? Kinh Nghiệm Cycle Hồ Thủy Sinh
Cycle nước là gì?
Cycle nước là giai đoạn tiến hành chạy lọc sau khi vào nước (không mở đèn) trước khi trồng cây, thả cá để khởi tạo vi sinh xử lý các hợp chất gây hại có nguồn gốc từ Nitơ hay còn được gọi là Chu trình Nitơ.
Chu trình Nitơ là chu trình chuyển hóa các hợp chất của Nitơ từ dạng độc hại cho cá, tép chủ yếu là Amoniac (NH3/NH4) sang Nitrite (NO2), cuối cùng là dạng k gây hại (khi ở nồng độ thấp hoặc trung bình) và cây có thể hấp thụ được đó là Nitrate (NO3) và khí N2.
Chu trình Nitơ diễn ra như sau: NH3/NH4 sẽ được vi khuẩn Nitrosomonas chuyển hóa thành NO2. Sau đó NO2 được vi khẩn Nitrobacter oxy hóa thành NO3 (ở dạng này cây có thể hấp thụ). Tiếp theo quá trình khử Nitrate sẽ xảy ra, NO3 bị các vi khuẩn kỵ khí Pseudomas và Clostrium khử giải phóng khí N2 bay vào khí quyển. Đến đây Chu trình Nitơ xem như đã hoàn tất.
Làm thế nào để biết chu trình Nitơ đã hoàn tất?
Để kiểm tra chu trình Nitơ đã hoàn tất hay chưa các bạn có thể sử dụng các bộ test NH3/NH4, NO2, NO3 của các hãng như API, JBL,…, khi chỉ số các hợp chất trên về 0 hoặc gần 0 coi như Chu trình Nitơ hoàn tất. Tuy nhiên giá của những bộ test này khá cao và nhiều bạn không đủ điều kiện để sử dụng. Vậy phải làm thế nào đây?
Có một phương pháp nữa và mình hay sử dụng phương pháp này đó là “Ước lượng thời gian chu trình Nitơ hoàn tất”. Theo kinh nghiệm của mình sau khi được thiết lập Chu trình Nitơ sẽ mất từ 1 đến 2 tuần là hoàn tất. Sau thời gian này chúng ta có thể trồng cây và thả cá.
Có cách nào để rút ngắn thời gian hoàn tất Chu trình Nitơ không?
Câu trả lời là CÓ. Để rút ngắn thời gian các bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Cho nước từ hồ cũ ( đã ổn định) vào lọc của hồ mới và bắt đầu chạy Cycle.
- Lấy lọc của hồ mới gắn vào hồ cũ chạy để khởi tạo vi sinh trong vật liệu lọc, sau đó đem lọc này Cycle cho hồ mới.
- Lấy bông lọc từ lọc của hồ cũ cho vào lọc của hồ mới.
Bên cạnh đó còn có một phương pháp khác hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn đó là sử dụng chế phẩm vi sinh SEACHEM STABILITY, chế phẩm này sẽ giúp khởi tạo nhanh, đa dạng các chủng loại vi sinh có lợi cho hồ thủy sinh, làm môi trường nước ổn định hơn, rút ngắn đáng kể thời gian Cycle nước.
Nhiều trường hợp mình từng biết, nhiều người chơi chỉ sau vài giờ set hồ và sử dụng Seachem Stability đã tiến hành thả cá mà cá vẫn an toàn và sống tốt .Nhưng mình vẫn khuyên các bạn dùng có dùng Seachem Stability thì cũng nên chờ từ 4 đến 5 ngày mới tiến hành thả cá và từ sau 2 đến 3 tuần hãy mới thả tép vì thả ngay sau khi set hồ vẫn có nhiều rủi ro xảy ra, đồng thời chất thải của cá, tép sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ vi sinh thực tế vẫn chưa được ổn định.
Sau khi trồng cây, thả cá việc duy trì sử dụng Seachem Stability theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp hệ vi sinh trong hồ của bạn luôn ổn định và khỏe mạnh. Đồng thời các bạn nên sủi oxy cho hồ trong thời gian Cycle vì khi chu trình Nitơ kích hoạt sẽ có rất nhiều oxy bị tiêu thụ để vi sinh chuyển hóa các hợp chất của Nitơ.
Một lưu ý nữa đó là Seachem Stability và hệ vi sinh được khởi tạo sau khi Cycle KHÔNG có tác dụng khử Clo trong nước máy sinh hoạt nếu dùng nước máy để chơi thủy sinh, do đó nếu bạn sử dụng nước máy thì nên xử lý kỹ trước khi cho vào hồ thủy sinh để tránh cây và cá, tép chết do ngộ độc Clo bằng cách: xả nước ra thùng chứa và để từ 3 đến 4 ngày cho Clo trong nước bay ra hết hoặc sục oxy vào thùng chứa 24h để khử Clo.
Một phương pháp đơn giản hơn để giải quyết vấn đề này đó là sử dụng chế phẩm khử Clo, một trong những loại hiệu quả và mình đang sử dụng đó là SEACHEM PRIME. Với chế phẩm này bạn có thể cho trực tiếp vào hồ vào sau đó xả nước máy vào mà không cần phải pha chế trước bên ngoài, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và rất phù hợp khi nơi ở của các bạn không có nhiều diện tích trống để đặt thùng nước khử Clo như 2 phương pháp đầu tiên.
Ngoài ra Seachem Prime cũng có tác dụng rất tốt để khử Clo sau khi hoàn nguyên SEACHEM PURIGEN (mình sẽ có bài nói về loại vật liệu lọc đặc biệt và có nhiều ứng dụng này sau) bằng cách ngâm Javen, tránh hiện tượng tồn đọng Clo trong Purigen sau khi chỉ xử lý bằng phương pháp ngâm thông thường đó là ngâm nước.
Cả 2 chế phẩm Seachem Stability và Seachem Prime đều là sản phẩm của hãng Seachem của Mỹ, một thương hiệu sản xuất các chế phẩm dùng cho thủy sinh nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi trên thế giới nên các bạn cứ yên tâm sử dụng. Cả 2 chế phẩm này đều có thể sử dụng cho thủy sinh nước ngọt và nước biển.
Bể thủy sinh có thể tự ổn định
Đúng là như vậy, bể thủy sinh của bạn có thể tự ổn định được, không cần các tác động từ bên ngoài. Nhưng vấn đề lớn là người mới chơi thường hay nôn nóng, không thích chờ đợi và họ bắt đầu tìm cách để đẩy nhanh quá trình này.
Ngày trước, khi chưa có nhiều các sản phẩm phụ trợ như bây giờ thì bể thủy sinh sau khi hoàn thiện hầu hết đều được để đo cho tự ổn định và không có vấn đề gì lớn xảy ra cả. Rồi đâu sẽ vào đó, thủy sinh là thú chơi để rèn luyện tính kiên nhẫn mà.
Vậy liệu bể thủy sinh có thể tự ổn định khi chúng ta không kích hoạt chu trình ni-tơ? Thật ra chu trình này vẫn tự diễn ra dù bạn có làm gì hay không. Đó là một quá trình xảy ra hoàn toàn tự nhiên.
- Sau quá trình setup, trong môi trường nước của bể thủy sinh thường tồn dư NH3 (A-mô-ni-ắc). Cây trồng sẽ hấp thụ một phần chất này để phát triển. Phần dư thừa còn lại sẽ được một loại vi sinh sử dụng như thức ăn, chúng sinh sôi nảy nở. Chất thải của quá trình này là NO2 (Ni-tơ-rít)
- NO2 lại là món khoái khẩu của một loại vi sinh vật khác, chúng sẽ phát triển mạnh, “ăn” NO2 và thải ra NO3 (Ni-tơ-rát)
- Tiếp tục như vậy, NO3 lại được một loài vi sinh khác ăn để thải ra N2 (Ni-tơ). Chất này hoàn toàn vô hại đối với động vật thủy sinh và có thể được đưa ra khỏi bể bằng việc thay nước
Đó là chu trình ni-tơ. Dù bạn có kích hoạt hay không thì nó vẫn cứ diễn ra như vậy thôi, không thể dừng việc đó được.
Vậy tại sao có những bể thủy sinh thất bại?
Khi chu trình trên bị phá hoại, không thể hoàn thiện sẽ khiến bể thủy sinh của bạn thất bại. Chính xác thì là bể sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể trong vắt như bạn muốn.
Nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống lọc của bạn không đủ mạnh. Như bạn đã biết, vi sinh vật sống chủ yếu trong lọc, chờ dòng nước luân chuyển đi qua mang theo thức ăn. Khi hệ thống lọc của bạn quá yếu đồng nghĩa với việc lượng thức ăn đưa tới cho vi sinh cũng rất hạn chế và ít ỏi khiến hệ vinh sinh phát triển không hết sức. Hậu quả là bể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện chu trình ni-tơ
- Do chất lượng nước. Có nhiều bạn sử dụng những nguồn nước đặc thù (nước giếng, nước mưa, nước suối…) với những thông số khác nhau phụ thuộc vào vị trí địa lý. Những thông số này thường gây bất lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh, hậu quả là bể cũng phát mất nhiều thời gian để ổn định. Tệ hơn, có một số trường hợp bể không thể ổn định được.
Nguyên nhân chủ quan:
- Nước không ổn định. Thường là do bạn thay nước quá nhiều. Thời gian đầu, số lượng vi sinh còn đang hạn chế, bạn thay nước sẽ đồng nghĩa với việc đưa một cơ số vi sinh ra khỏi bể. Như vậy hệ sinh phát triển lâu hơn bình thường để có thể đạt đủ số lượng cần thiết
- Thay đổi môi trường nước đột ngột. Một phần nhỏ cũng tới từ việc thay nước, tuy nhiên hiện nay có thêm nguyên nhân nữa đến từ các chế phẩm được quảng cáo là có thể làm “ổn định nước nhanh hơn”. Thành phần của chúng thường là vi sinh, các chất làm trong nước, các chất kích thích cây phát triển… Ngoài ra thì cũng có những tạp chất nữa nếu nó không phải là sản phẩm của những hãng lớn, có tên tuổi.
- Châm vi sinh. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng sự thật là nhiều bạn đang vướng phải vấn đề này. Các bạn châm vi sinh với hy vọng tăng cường số lượng cho đám vi sinh vật ít ỏi trong bể để thúc đẩy nó ổn định nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nắm được vấn đề mấu chốt là bạn đang châm những loại vi sinh gì? Bể thủy sinh của bạn đang cần loại vi sinh gì? Số lượng đang thừa hay đang thiếu? Chu trình ni-tơ của bạn đang ở giai đoạn nào (vì mỗi giai đoạn cần một loại vi sinh khác nhau).
Vấn đề là gì?
Tóm lại vấn đề vẫn là sự nôn nóng trong quá trình chơi và một phần là thiếu tìm hiểu, nghiên cứu trước khi bắt đầu. Gần đây BOUaqua thấy rằng việc châm vi sinh trong giai đoạn đầu dường như đã trở thành một bước không thể thiếu của quá trình setup.
Điều đó không xấu nhưng các bạn hãy nhớ bể thủy sinh có thể tự ổn định, hãy để nó yên. Thứ 2 là nên tìm hiểu xem sản phẩm mình đang dùng là gì, có phù hợp với môi trường bể của mình hay không? Có thật sự cần thiết không? Có khả năng để lại hậu quả gì không?
Vậy thôi. Những lần đầu mới setup các bạn có thể cảm thấy phải chờ đợi rất lâu mới được thả cá, thả tép nhưng cứ yên tâm, sau khi chơi một thời gian rồi bạn sẽ thấy được thời điểm thích hợp để thả cá tép và nó thực sự không phải chờ đợi lâu đâu.
Đặc biệt là với những bể làm dịch vụ, chủ nhà rất muốn thả cá tép ngay. Vậy những người setup làm thế nào mà bể có thể ổn định nhanh đến vậy nhỉ?
BlogThuCung.Com Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh |
Tham gia hội nhóm trên Zalo
Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh