Cách Khắc Phục Sự Cố Và Bệnh thường Gặp Ở Tép
Sự Cố Thường Gặp
1. Bị xịt thuốc diệt côn trùng (phường hay đi xịt), thuốc trừ muỗi, nhanh muỗi trong nhà
Biểu hiện: khi trúng độc, tất cả tép sẽ bơi vòng vèo khắp hồ, chui vào 1 góc hồ hay bơi loạn xạ.
Cách chữa trị: mở quạt gió cho khí độc bay bớt ra ngoài, tắt sủi oxi, thay nước bằng nước hồ hoặc nước bồn, nước trong bình lọc tuyệt đối không lấy nước ở hồ khác hoặc chứa sẵn trong thau, thùng để gần đó vì nước đó cũng đã nhiễm độc.
Nếu có vòi thì cho 1 vòi vào, 1 vòi ra không thì dùng ca múc, cứ 1 ca vào thì 1 ca ra, thay 100% nước hồ luôn. Phải đảm bào là nước đã bay hết Clo (nếu là nước máy).
Sử dụng vitamin tổng hợp để chống sốc tép và mau ổn định môi trường.
2. Thức ăn hoặc các loại sản phẩm hỗ trợ (khoáng, khử độc, vitamin, phân nước…) rơi vào hồ quá nhiều
Dùng vợt vớt ra ngay và thay 20% nước (nếu là thức ăn và các sản phẩm khô).
Thay nước 1 ra 1 vào đến 50 hoặc 60% (nếu là các sản phẩm nước).
Sau khi thay thì cho 1 ít vitamin tổng hợp rồi quan sát biểu hiện của bể tép.
3. Hồ bị nứt, rò nước
Nguyên nhân: có thể do va chạm hoặc lâu ngày đường keo bị xì.
Cách khắc phục:Nếu không muốn lật hồ thì làm như sau: Lấy 1 cái xô, múc nước trong hồ vào khoảng 2.3 xô. Dọn hết rêu , lũa, oxi, lọc ra ngoài rồi hút cạn nước trong bể. Lau khô nơi cần dán (nên dán phía ngoài hồ), dùng keo silicon dán vào 1 lớp mỏng, 10 phút sau dán tiếp 1 lớp nữa và để khô. Khoảng 6 đến 8 tiếng sau là có thể vào lại nước, chạy lọc 2 tiếng thì bắt đầu cho tép vào.
4. Tép hay bu vào đầu In Out của lọc vào ban đêm
Nguyên nhân: Do ban đêm khi tắt đèn cây thủy sinh trong hồ chuyển sang hút oxi và nhả co2 điều này khiến bể có thể bị thiếu oxi khiến tép thường bu lại những nơi nước dao động để có nhiều oxi hơn.
Cách khắc phục: lắp thêm xủi Oxi và bặt sủi khi tắt đèn.
Kiến Thức Về giun, Sán Và Kí Sinh Trong Hồ Tép
1. Giun
Trong hồ nước ngọt thì thường có detritus worm (dịch nôm na là giun detritus). Loài này vô hại với cả tép lần cá, thường thì chúng sống dưới lớp phân nền để ăn thức ăn thừa đã bị lọt khe vào dưới lớp phân nền. Thường thì các bạn nuôi cory là hoặc cá chùi kiếng là để dọn đáy bể nhưng đó chỉ là trên bề mặt phân nền, còn dưới bề mặt phân nền là giun detritus lo. Đối với giun detritus, đa số sẽ rất ít thấy vì chúng sống dưới lớp phân nền, nếu bạn thấy rất nhiều trên bề mặt phân nền tức là “bùng nổ dân số” và lí do là cho ăn quá nhiều.
2. Kí sinh
mình nghĩ chắc nhiều bạn chắc cũng ko xa lạ với hai từ “thuỷ tức” (hydra), đây là một loại kí sinh phổ biến trong các hồ nước ngọt lẫn nước mặn. Chúng thường bám lên mặt kiếng hoặc cây, hoặc đồ trang trí trong hồ.
Nếu hồ bạn bị “dính” thì 70% là do những cây thuỷ sinh bạn đem từ nơi khác vào hồ ko sạch, đó là lí do tại sao những người chơi thuỷ sinh bên châu âu người ta thường mua cây được trồng trong các phòng thí nghiệm bởi vì chúng ko có kí sinh cũng như ốc hại, và dĩ nhiên những loại đó sẽ đắt hơn (greenaqua.hu là một ví dụ điển hình.) Còn 30% còn lại có thể vì nhiều lí do khác chẳng hạn như bạn lấy đồ trang trí hoặc lũa, gỗ từ một hồ khác và hồ đó đã có thuỷ tức mà bạn ko sơ chế chúng, v.v.
Để xác nhận đó có phải thuỷ tức hay không thì các bạn có thể dùng tay sờ vào nó, nếu nó cuốn lại giống như con cuốn chiếu thì đó là thuỷ tức. Và thuỷ tức có hại cho tép con lẫn tép trưởng thành chúng sẽ chích tép khi tép đụng vào chúng.
3. Sán
Vào thắng vấn đề luôn, có 2 loại sán (ít nhất là theo những gì mình được biết) đó là planaria và rhabdocoela. Chúng đều là sán nhưng một loại có hại còn loại kia thì ko. Planaria là loại có hại chúng rất cơ hội và lúc tép sơ hở chúng sẽ bám lên tép và ăn tép, thường thì planaria sẽ nhắm vào tép con hoặc tép bệnh. Còn rhabdocoela là loài vô hại.
Điểm chung của hai loài này là rất thích bò lên mặt kiếng, và điểm khác biệt cũng là điểm để bạn phân biệt giữa hai loại này là planaria thì phần đầu và đuôi nhọn giống như hình tam giác còn rhabdocoela sẽ có đầu và đuôi tròn. Và lí do mà hồ bạn có sán thì cũng gần giống với thuỷ tức chỉ có điều là phải cho tép hoặc cá ăn quá nhiều thức ăn có nhiều đạm thì sán mới có thể sinh sôi nảy nở trong hồ. Và thú vị hơn nữa thì chúng là loài lưỡng tính nên ko cần phải 1 đực 1 cái mà chỉ cần 1 con thôi cũng có thể sinh đàn cháu đống và chúng sinh trưởng với tốc độ rất nhanh.
Hiện nay trên thị trường mình có thấy có 1 loại thuốc diệt sán (planaria) và thuỷ tức (hydra) đó là Z1 của hãng SL-Aqua. Theo như trên hộp ghi thì nó chỉ diệt planaria và hydra chứ ko để cập đến rhabdocoela, và về cơ bản thì cách diệt hai loài đó ko giống nhau. Bên Mỹ thì người ta thường dùng thuốc sổ lãi cho cún cưng để diệt sán planaria và thuỷ tức, mình đã thử và thành công. Còn rhabdocoela nó vô hại nên cũng ko cần diệt, chỉ là nhìn hơi ngứa mắt xíu thôi
Xử Lý Việc Tép Chết Lai Rai
Với việc tép chết lai rai, thì sẽ có hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: đó chính là trong quá trình vận chuyển từ tiệm về nhà, bạn thả thẳng tép vào hồ mà ko cho tép qua quá trình ‘thích nghi’ (acclimate) dẫn đến việc tép sốc nước, bị stress mà chết.
- Thứ hai: đó chính là thông số nước trong hồ ko đúng với loại tép mà bạn đang muốn nuôi, việc đó cũng làm cho tép bị stress mà chết.
Tép không giống như cá, chúng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phải thích nghi với nguồn nước mới nên việc chúng bị stress là rất dễ xảy ra. Nếu bạn có ý định nuôi tép lâu dài thì nên đầu tư mua nước RO và khoáng, chứ nước máy thì thường có rất nhiều tạp chất và chất hoá học nên nuôi tép sẽ rất khó. Và tất nhiên nước máy cũng có rất nhiều nguồn ở khắp mọi nơi nên nếu TDS của bạn thấp tầm cỡ 20-30 ppm thì cũng có thể chấp nhận được. Mình đã từng viết một bài về TDS, nếu các bạn muốn có thể tìm đọc trên group.
Nói chung có nhiều bạn chỉ căn cứ vào chỉ số TDS để dự đoán độ khoáng trong hồ. Mình lấy ví dụ, nếu đúng là nước chuẩn thì khi độ GH là 6 thì TDS chỉ rơi vào khoảng 100 ppm, NHƯNG hồ cá của mình, TDS là 263 ppm mà khi test độ GH cũng vẫn chỉ có 6. Điều này chứng tỏ trong nước máy khu mình thì có pha lẫn với nhiều loại tạp chất khác nữa.
Vậy thì nếu bạn xài nước RO (hoặc nước máy với chỉ số TDS rất thấp), đã châm khoáng đầy đủ, thống số hồ đúng với loại tép cần nuôi NHƯNG tép bạn vẫn chết lai rai thì đó là do lí do thứ nhất. Mình sẽ chia sẽ về cách mình cho tép qua quá trình thích nghi với nước. Những dụng cụ mình xài đều là độ nhựa và ko có gì là kim loại vì tép rất kị với kim loại đặc biệt là đồng. Bạn đơn giản chỉ cần một ống nhựa nhỏ (có thể xài ống nhựa CO2 hoặc Oxi), 1 van để điều chỉnh giọt và 1 cái thau hoặc xô nhỏ:
Bước 1: Sau khi mua tép về, bạn để nguyên trong bao và ngâm trong hồ khoảng 30 phút để nhiệt độ trong hồ và trong bao cân bằng với nhau.
Bước 2: Mở bịch và đổ nước + tép vào trong 1 cái thau hoặc xô nhỏ.
Bước 3: Dùng 1 đầu ống nhựa cho vào hồ, đầu còn lại thì gắn van vào sau đó dùng miệng hút để tạo 1 lực hút nước từ hồ vào thau đựng tép. Dùng van để điều chỉnh giọt với tốc độ khoảng 3 giọt/giây. Nhỏ giọt như vậy trong vòng 1 tiếng.
Bước 4: Sau khi làm xong bước 3, bạn ko đổ thẳng cả nước và tép trong thau vào hồ. Có 2 lí do, vì bạn ko biết nước ở tiệm có gì và bạn ko muốn làm nước trong hồ mất ổn định. Lấy vợt để vớt tép cho vào hồ sau đó đổ nước trong thau đi.
Phương thức trên được gọi là Drip Acclimation, mình tạm dịch là phương thức nhỏ giọt. Và khi bạn thả tép như phương thức trên thì khả năng sống sót của các chú tép sẽ là rất cao. Bản thân mình đã làm và từ lúc mình thả gần hơn 30 em tép đến giờ, chưa có 1 em nào ra đi và hôm nay mình đã thấy được vài chú tép con.
Làm gì với việc tép chết lai rai ?
Vớt hét tép chết ra thôi. Quan sát, xem nước đã hư chưa , thay 20% tiếp tục theo dõi, xem chết nữa kg ? Tiếp tục chết 1,2 con. Thì thay nước 30% tiếp tục theo dõi. Dĩ nhiên mỗi lần thay. Châm thêm lượng vi sinh và khoáng vừa đủ. Nếu vẫn con chết. Cuối cùng chúc mừng bạn. Lật hồ làm hồ mới thôi.
Bệnh Thường Gặp
1. Bệnh thiếu khoáng:
Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục.
2. Bệnh mềm vỏ:
Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.Khắc phục: Dùng khoáng canxi-sodium sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.
3. Bệnh đen mang:
Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.
4. Tép chết lai rai:
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.
5. Tép ngừng sinh sản:
Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữ trị đúng cách. Nếu do dùng các hóa chất diệt sán thì tép sẽ ngưng đẻ từ 1,5 đến 2 tháng do tác dụng của thuốc.
7. Bệnh chân đỏ
Triệu chứng của bệnh chân đỏ là Tép ốm không hoạt động. Bơi chậm hoặc chìm ở bề mặt hồ bơi. Đôi khi quay hoặc bơi thẳng đứng. Phản ứng chậm chạm với tác động bên ngoài. Chán ăn hoặc ngừng ăn, cơ thể ốm yếu.
Điều quan trọng nhất của các triệu chứng này là chân chuyển sang màu đỏ. Chân bơi đỏ sớm nhất, sau đó chân và tay chân đuôi cũng màu đỏ. Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, bởi vì nó là loại cấp tính.
8. Tép cảnh chết khi đang lột xác
Các mầm bệnh chính của bệnh là do các loại vi khuẩn khác nhau như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas và Myxobacteria. Đối với sự xâm nhập vi khuẩn, Tép cảnh bị cảnh nấm, vỏ Tép bị hư hỏng.
Về mặt cơ học, một nguyên nhân khác gây ra các bệnh của Tép cảnh là do thiếu Vitamin. Các triệu chứng chính của bệnh là đi chuyển chậm. Đôi khi mất thăng bằng, bơi bên, ngã dưới đáy hồ bơi và cuối cùng chết.
Quan sát kỹ các vết thương trên cơ thể bạn sẽ thấy các phần bụng, phần đầu, ngực của thân Tép cảnh ở mặt sau và hai bên phần đuôi có vết loét màu nâu hoặc đen. Đốm giữa thì lõm, màu tối và màu cạnh hơi trắng. Tép bị chết thường có biểu hiện thối rữa ở đuôi, gai và chân vỏ có đường viền loét màu đen khác biệt .
9. Tép cảnh bị nấm làm đen mang
Suy giảm chất lượng nước và thiếu Vitamin có thể gây ra bệnh đen mang. Bệnh có triệu chứng sản sinh ra nhiều sắc tố đen Melanin. Tép cảnh bị nấm khiến mang xám đen khá nguy hiểm.
Đặc biệt là hai bên mang, có đốm đen hoặc cả đầu chuyển màu đen. Tép cảnh bị nấm dạng sợi phát triển và chui ra khỏi vỏ tép. Con tép bị bệnh phản ứng chậm chạp, chạy ở đáy bể.
10. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
Còn được gọi là mầm bệnh vi khuẩn sợi. Chủ yếu ký sinh trùng ở ấu trùng và tép non. Nếu quan sát tép Ong bằng kính hiển vi bệnh có thể được tìm thấy trong vi khuẩn này. Vi khuẩn sợi ký sinh trùng trong tép. Nó dễ xảy ra hiện tượng tử vong. Biểu hiện gần giống như Tép cảnh bị nấm.
11. Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen là một trong các bệnh của Tép cảnh gây nguy hiểm. Nguyên nhân tương tự như bệnh đen mang. Nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm gây ra.
Bệnh đốm đen là 1 trong cách bệnh của Tép cảnh phổ biến. Đặc biệt là Tép Ong. Chủ yếu là do sự phân hủy vi khuẩn Pseudomonas và Bacillus và các nguyên nhân khác. Nguy hiểm nhất là sự xâm lấn tảo nước ngọt, dẫn đến cái chết của tép.
Triệu chứng của bệnh giai đoạn đầu là một đốm nâu nhỏ. Các tổn thương dần dần bị loét và chuyển sang màu đen. Các vị trí phổ biến nhất của nhiễm vi khuẩn là lụa, cơ bụng, đuôi và chân. Cơ thể Tép bị bệnh nặng nằm dưới đáy bể.
12. Bệnh hoại tử vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh của hoại tử vi khuẩn phức tạp hơn. Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh này. Đặc điểm của hoại tử vi khuẩn chủ yếu xảy ra ở ấu trùng tép.
Các vi khuẩn đầu tiên tập trung vào 1 – 2 chân bơi. Sau đó nhanh chóng tiêu diệt ấu trùng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột và hoạt động bất cẩn cũng có thể gây ra bệnh này. Khi mật độ ấu trùng là quá lớn (100 con/L) có thể gây ra các bệnh của Tép cảnh khiến chúng bị hoại tử do vi khuẩn.
13. Bệnh Trùng loa kèn
Đặc điểm của bệnh là Tép mắc bệnh nặng thường có lông tơ trên bề mặt cơ thể. Đây là cuộc xâm lược của Epistylis. Sau đó Tép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Đây là một trong các bệnh của Tép cảnh rất khó phát hiện.
14. Bệnh hoại tử mô cơ
Hoại tử làm trắng cơ bắp còn được gọi là cơ trắng đục. Là một trong các bệnh của Tép cảnh gây ra do độ muối, nhiệt độ cao, lượng oxy hòa tan thấp và môi trường bất lợi khác là do sự kích thích. Nhiễm khuẩn Vibrio hoặc Sporozoites cũng có thể xảy ra trong cơ bắp. Khác với các triệu chứng tép cảnh bị nấm.
Hoại tử mô cơ làm trắng hai phần cuối của bụng, dần dần trở nên trắng đục. Tép Ong mất độ trong suốt. Ban đầu chỉ có ở đuôi trở nên trắng và sau đó toàn bộ phần thân trước đổi màu trắng.
Có con bị trắng toàn thân, soi trên kính hiển vi có thể thấy các cơ đã bị hoại tử. Không thể phân biệt các thớ thịt và bộ phận. Trước khi Tép chết, các cơ mềm đầu và ngực được tách ra khỏi bụng. Tép Ong mắc bệnh này có vỏ mềm, tăng trưởng chậm và tỷ lệ tử vong cao.
Theo tìm hiểu nếu trong nước có độ mặn 3,5% ấu trùng trắng sẽ chết trong khoảng 1 giờ. Hoại tử cơ ở những con đực lớn hơn con cái. Có thể liên quan đến yếu tố sinh lý. Trong môi trường nước bạn khó có thể nhìn thấy các bệnh của Tép cảnh. Chỉ có thể phát hiện khi phía dưới có con chết. Hoặc xuất hiện hiện tượng ăn uống không bình thường.
15. Bệnh Đốm Trắng
Là một trong các bệnh của Tép cảnh thường gặp. Bệnh đốm trắng được viết tắt là WSSV. Các triệu chứng của bệnh đốm trắng là sức ăn giảm đi rất nhiều. Thậm chí là ngừng ăn. Hoạt động chậm và độ nảy yếu. Nổi trên mặt nước hoặc nổi dưới đáy hồ bơi, không di chuyển.
Phần ngực và bàng quang dễ dàng bị bóc ra. Màu sắc cơ thể của Tép bị bệnh có xu hướng hơi đỏ hoặc xỉn màu, bề mặt cơ thể dính. Điểm trắng ở bên trong thân trông giống như Tép cảnh bị nấm có thể được nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.
Cách xử lý nước an toàn trước khi dùng và phương pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả cho bể tép
Đối với nước máy: sục oxi cho bay hết clo, dùng hóa chất khử clo hoặc đổ ra thùng chờ cho clo bay hết. Thời gian sục oxi khoảng 4-6 tiếng còn để chờ tự bốc hơi hết là 6-12 tiếng.Đối với nước giếng: thông thường hay có tạp chất và PH thấp nên muồn thay vào bể nên lọc trước (có thể không cần) và sục oxi cho PH tăng.
Phương pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả cho hồ tép
Thay nước đều đặn hàng tuần mỗi lần 15-20%Bổ sung vi sinh sau mỗi lần thay nướcBổ sung vitamin tuần 1 lần hoặc mỗi khi thồi tiết thay đổi để nâng cao sức đề kháng cho tép.Khử độc NO3 định kì.Sử dụng nước đen tuần 1 -2 lần giúp sát khuẩn vả ổn định nước.Bổ sung khoáng, canxi tuần 1 lần cho tép lột vỏ đều và nhanh cứng vỏ.
BlogThuCung.Com Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh |
Tham gia hội nhóm trên Zalo
Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh